Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
64625

Tóm tắt lịch sử truyền thống

Ngày 13/10/2020 14:17:34

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ HẢI NHÂN

Từ thời Hùng Vương tên gọi nước ta là Văn Lang tới trước năm 1954; xã Hải Nhân ngày nay đã qua 8 lần thay đổi tên làng xã. Tháng 5 năm 1954 xã Hải Nhân được thành lập gồm 7 làng (Làng Còng, Làng Pheo, Làng Chan, Làng Vũ Tọc, Làng Văn Liễn, Làng E, Làng Am), hiện nay xã Hải Nhân có 10 thôn (Xuân Sơn, Sơn Hậu, Nhân Sơn, Văn Nhân, Khánh Vân, Đồng Tâm, Thượng Nam, Thượng Bắc, Bắc Hải, Bắc Sơn).

III. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG.

1. Kinh tế truyền thống.

Từ xa xưa kinh tế truyền thống chủ yếu của xã Hải Nhân là nghề trồng cây lương thực, quá trình đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn và phát triển, cùng với việc hội tụ của các dòng họ từ nhiều miền khác nhau về sinh cơ lập nghiệp mang theo các nghề thủ công truyền thống như nghề đan lát, thợ mộc, thợ xây, bưng trống, chổi đót, khâu nón, bánh lá, bánh đa, làm mạch nha, kẹo mật v.v...kết hợp với dịch vụ kinh doanh, buôn bán.

2. Văn hóa truyền thống.

Trải qua nhiều thế kỷ lao động cần cù, xây dựng xóm làng trong điều kiện khó khăn về kinh tế, chiến tranh, thiên tai, địch họa nhưng các thế hệ người dân Hải Nhân đã xây đắp nên nền văn hóa, vật chất tinh thần phong phú, là vùng quê “Đất lành chim đậu” các dòng họ ở nhiều miền quê về đây sinh cơ lập nghiệp đã tạo cho Hải Nhân một sắc thái văn hóa đa dạng, làng nào cũng có Đình, đền, chùa, nghè, miếu mạo. Song trải qua thăng trầm lịch sử và do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho rất nhiều di tích văn hóa bị mai một. Tuy nhiên các phế tích của các di sản đền chùa miếu mạo vẫn còn đó, như một lời nhắn gửi hậu thế về đời sống văn hóa, tinh thần phong phú của các thế hệ tiền nhân. Đó là đình Làng Pheo thờ Thành Hoàng làng và 5 ngôi nghè thờ những người có công với nước, với dân như: Nghè Giáp, Nghè Ất, Nghè Đinh, Nghè Trại, Nghè Vĩnh cùng với đó là Chùa Pheo. Làng Am có đình thờ Liễu Hạnh công chúa và Đông Hải Đại Vương; Làng E có Đình thờ Thành Hoàng, Nghè Sánh thờ Sơn Thần; Làng Chan có đình làng và đền Tay Áo, chùa Mưỡu; Làng Văn Liễn, Vũ Tọc có đền Dẽ;

Lớn hơn cả là Đình Làng Còng thuộc địa danh 3 thôn : Thượng Nam, Thượng Bắc, Đồng Tâm, đây là ngôi đình rộng vào loại nhất nhì Tĩnh Gia ngày ấy. Hiện nay dấu tích của 2 đền thờ trong quần thể đình Làng Còng xưa vẫn còn hiện hữu, đó là đền Đệ Nhị thuộc Thôn Thượng Nam thờ Tướng Quân Hoàng Thái Chúc, Hộ Quốc An Dân Thượng Đẳng Thần, Đền Đệ Tam thờ Ngọc Nữ Thần Nương Thượng Đẳng Thần, nay thuộc địa phận thôn Thượng Bắc.

Trên lĩnh vực văn hóa tinh thần, Hải Nhân khá nổi bật với các lễ tục hội hè, hàng năm các làng đều tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, lễ cầu phúc vào tháng 2 âm lịch ở làng Pheo, tháng 3 ở làng Chan, lễ cầu yên vào tháng 4, lễ hội bài điếm Làng Còng nay là thôn Thượng Bắc cùng nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay như: Trò chơi, trò diễn nấu cơm thi, đánh cờ người, kéo co, bịt mắt đập niêu, chơi đu, thả diều v.v...Cùng với các lễ hội ấy là các tiết mục văn nghệ mang bản sắc truyền thống như hát bội, hát chèo và nhiều trò chơi dân gian khác, tất cả đã tạo nên đời sống văn hóa vật chất tinh thần khá phong phú của các thế hệ nhân dân trong xã.

Phần thứ hai.

TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ XÃ QUA CÁC THỜI KỲ.

1. Thời kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945.

Là một vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, từ suốt ngàn năm bắc thuộc đến thời kỳ xây dựng nền độc lập tự chủ, trải qua các triều đình Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn đến cuối thế kỷ XIX dưới ách thống trị của thực dân phong kiến và bè lũ tay sai, với chính sách “Ngu dân” “Đầu độc” bằng rượu cồn và thuốc phiện, lại phải chịu sự bóc lột nặng nề của thực dân phong kiến và phát xít Nhật, nên đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ.

Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đấu tranh giành độc lập tự do, nhân dân đã tích cực tham gia các phong trào kháng chiến, các cuộc đấu tranh chống bắt phu, bắt lính, chống nhổ lúa trồng đay tạo ra tiếng vang mạnh mẽ trong vùng.

Ngày 20/8/1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân xã Hải Nhân rầm rộ kéo về phủ đường Tĩnh Gia cùng với nhân dân toàn Huyện đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng tháng 8 thành công, nhân dân phấn khởi bước vào thời kỳ xây dựng chế độ mới trên quê hương và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

2. Thời kỳ 1945 – 1954.

Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, chính quyền cách mạng vừa ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách, các thế lực thù trong, giặc ngoài đã cấu kết bao vây chống phá nhằm thủ tiêu thành quả cách mạng của nhân dân ta. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Nhân dân Hải Nhân đã cùng với cả nước đứng lên đánh đuổi thực dân phong kiến.

Cuối năm 1947 Chi bộ Đô Lương được thành lập đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của phong trào cách mạng ở quê hương.

Phấn khởi tự hào từ thân phận nô lệ nhân dân đã thực sự trở thành chủ nhân của đất nước quê hương, được chi bộ Đảng trực tiếp lãnh đạo xây dựng chính quyền, nhân dân Hải Nhân đã phấn khởi, tin tưởng đoàn kết vượt qua những khó khăn thử thách xây dựng đời sống mới và tham gia kháng chiến cứu quốc trong đó nhiệm vụ cấp bách là tập trung chống ba thứ giặc: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.

* Phong trào “diệt giặc đói”:

Từ tháng 9 năm 1945 thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân Hải Nhân đã tích cực giúp đỡ, nhường cơm sẻ áo đùm bọc che chở lẫn nhau, vừa đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất, phong trào thực hành tiết kiệm, nhân dân đã tự nguyện góp hàng tấn gạo, qua phong trào “đồng tâm bớt bữa”, “hũ gạo kháng chiến” để giúp người thiếu đói, nhờ đó nạn đói từng bước được đẩy lùi, đời sống nhân dân từng bước ổn định.

Cùng với việc cứu đói khẩn cấp nhân dân đã tích cực khai hoang phục hóa với khẩu hiệu “tấc đất tấc vàng” đã trở thành phương châm hàng động của chính quyền, các đoàn thể cứu quốc. Bên cạnh đó nhân dân đã tích cực hưởng ứng phong trào “tuần lễ vàng”, “tuần lễ đồng” hăng hái mua công trái kháng chiến, công phiếu quốc gia, nhiều gia đình đã mang cả đồ thờ bằng đồng, bằng bạc để ủng hộ kháng chiến.

* Phòng trào “Diệt giặc dốt”:

Cùng với việc diệt giặc đói phục hồi và phát triển kinh tế, chính quyền cách mạng đã chỉ đạo nhân dân hăng hái tham gia “diệt giặc dốt” với phương châm người biết chữ, dạy người chưa biết chữ, các lớp bình dân học vụ đã được mở ra ở hầu hết các thôn xóm, phong trào nhanh chóng lan rộng trong mọi người, mọi lứa tuổi. Nhân dân Hải Nhân không kể già trẻ, gái, trai tham gia học tập, phong trào diệt giặc dốt trở thành hoạt động sôi nổi của các đoàn thể cứu quốc. Sau thời gian ngắn hàng ngàn người dân lần đầu tiên biết học, biết viết, biết chữ, nhân dân hăng hái tham gia hoạt động xã hội, thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và chính phủ. Đồng thời với việc diệt giặc đói, giặc dốt, chính quyền và các đoàn thể đã phát động chiến dịch bài trừ mê tín dị đoan, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng nếp sống mới trên quê hương, công tác y tế được quan tâm, phong trào ăn chín, uống sôi, ngủ màn diệt ruồi muỗi được nhân dân chủ động thực hiện đạt kết quả cao.

* Phong trào “Diệt giặc ngoại xâm”

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Hồ Chủ Tịch về kháng chiến kiến quốc “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng giáo, mác, gậy, gộc” đã trở thành phong trào rộng khắp, thành lập các trung đội du kích. Nhân dân đã tích cực tham gia đào hầm chữ chi trên quốc lộ 1A, phá đường sắt đoạn đi qua xã để ngăn bước quân thù khi chúng đổ bộ lên quê hương, huy động hàng vạn cây tre để rào làng, làm hàng trăm căn hầm để phục vụ kháng chiến.

Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân Hải Nhân mà nòng cốt là lực lượng dân quân du kích đã phối hợp với bộ đội địa phương và các đơn vị bạn, trực tiếp tham gia hàng chục trận đánh góp phần tiêu diệt và làm bị thương hàng trăm tên địch, bảo vệ vững chắc cơ sở chính trị, kinh tế và đời sống của nhân dân; có 145 thanh niên tham gia quân đội chiến đấu trên các chiến trường, 23 TNXP, 619 lượt người đi dân công phục vụ chiến đấu. Trong đó 18 người hy sinh và hàng chục người mang thương tật chiến tranh suốt đời, nhân dân Hải Nhân đã đóng góp hàng chục ngàn ngày công phục vụ kháng chiến, hăng hái mua công trái quốc gia, công trái kháng chiến, hũ gạo đồng tâm, hũ gạo kháng chiến với số lượng lớn, 1,7 triệu đồng, 32 lạng vàng, 200 kg đồng, 3 tấn gạo, hơn 3 tấn cá khô, hàng trăm con trâu, bò, lợn và hàng chục tấn thóc.

3. Thời kỳ 1954 đến 1975.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954 xã Hải Nhân và chi bộ xã được thành lập trên cơ sở tách ra từ xã Hải Hòa và chi bộ Đô Lương, Từ đây dưới sự lãnh đạo, quản lý điều hành trực tiếp của chi bộ và chính quyền xã, nhân dân Hải Nhân đoàn kết vượt qua khó khăn thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mới.

3.1. Giai đoạn từ 1954 đến 1965

Quán triệt sâu sắc đường lối cách mạng trong giai đoạn mới của Đảng ta là cách mạng Việt Nam phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy Tĩnh Gia, chi bộ Hải Nhân đã đề ra các chủ trương đúng đắn, lãnh đạo nhân dân vượt qua thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của xã nhà tiến lên.

Về cải cách ruộng đất, cuộc cải cách ruộng đất ở Hải Nhân được tiến hành từ tháng 01/1955 đến tháng 5/1955 đã hoàn thành.

Bên cạnh những thắng lợi đạt được trong cải cách ruộng đất. Chi bộ Hải Nhân đã kịp thời rút kinh nghiệm khắc phục những tồn tại, hạn chế. Do đó tình hình ổn định trở lại, nội bộ Đảng đoàn kết, lòng tin của nhân dân đối với Đảng được khôi phục, chính quyền nhân dân được củng cố, an ninh chính trị, trật tự xã hội ổn định.

Tháng 6/1959 trên cơ sở các tổ đổi công đã được thành lập, xã đã tập trung xây dựng thí điểm 4 hợp tác xã nông nghiệp với 100% gia đình cán bộ Đảng viên, 90% nhân dân tự nguyện gia nhập hợp tác xã.

Từ thành công ban đầu xây dựng HTX nông nghiệp bậc thấp, đến cuối năm 1959 toàn xã đã thành lập xong 16 HTX nông nghiệp. Từ năm 1960-1962 xã chủ trương phát triển các loại hình HTX như HTX mua bán, HTX tín dụng, đẩy mạnh việc khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống.

* Giai đoạn 1965-1975:

Sau khi dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày 5/8/1964 đế quốc Mỹ cho máy bay ném bom xuống Hòn Gai, Hải Phòng và cửa biển Lạch Trường (Thanh Hóa) mở đầu cho cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc bằng không quân và hải quân.

Quán triệt, thực hiện Nghị Quyết hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 11 (Khóa III) trực tiếp là Nghị quyết của Huyện ủy Tĩnh Gia. Đảng bộ xã Hải Nhân đã tập trung lãnh đạo nhân dân chuyển hướng từ thời bình sang thời chiến, nhanh chóng kiện toàn tổ chức lực lượng dân quân tự vệ, với 637 người tham gia thành lập 7 trung đội, trong đó 1 trung đội cơ động của huyện với trang bị đầy đủ vũ khí các loại sẵn sàng phối hợp tác chiến với các đơn vị bộ đội đóng quân trên địa bàn, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, bảo đảm giao thông thông suốt phục vụ chiến trường.

Từ đầu năm 1965 đến 31/12/1972 lực lượng vũ trang xã Hải Nhân vừa độc lập chiến đấu, vừa phối hợp với bộ đội chủ lực, lực lượng vũ trang các xã trong huyện, chiến đấu 800 trận lớn nhỏ, phối hợp bắn cháy 13 chiếc máy bay, 1 thủy phi cơ, bắt sống 2 giặc lái, tháo gỡ hàng chục quả bom nổ chậm.

Là một trong những trọng điểm đánh phá ác liệt nhất trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên địa bàn Tĩnh Gia, suốt giai đoạn từ 1965-1973, Hải Nhân đã có hàng trăm hộ dân nhường nhà cho cơ quan huyện, các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, các công ty, xí nghiệp làm nơi ở làm việc, làm kho vật tư, vũ khí, lương thực, thực phẩm, 32 hộ dân tự nguyện dời nhà, nhường đất làm trận địa, tham gia 30 ngàn ngày công, đào đắp 20 ngàn mét khối đất đá, đào đắp 14 ngàn mét giao thông hào, 4220 hầm phòng không, 76 công sự pháo, 5215 cây xanh ngụy trang công sự, hơn 22 ngàn cây tre, gỗ làm hầm, gần14 ngàn m2 nhà kho quân sự, tổ chức cứu vớt 1400 tấn gạo, 150 tấn vũ khí, tiếp nhận cất dấu 3000 tấn lương thực, thực phẩm trung chuyển Bắc Nam.

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước Hải Nhân có hơn nghìn người tham gia chiến đấu tại chiến trường B, có 200 người đã anh dũng hy sinh, 76 thương binh, 46 bệnh binh và 124 người bị nhiễm chất độc da cam đi ô xin. Con em quê hương Hải Nhân đã góp phần làm cho đất nước “Nở hoa độc lập” giang sơn thu về một mối đưa cả nước tiến lên CNXH.

* Trên lĩnh vực phát triển kinh tế:

Đảng bộ, nhân dân Hải Nhân liên tục phấn đấu nâng cao năng suất lao động trong đó nổi lên là các phong trào thanh niên nhận ruộng “Cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ” phong trào “3 sẵn sàng của thanh niên” “3 đảm đang của phụ nữ”, “Phong trào phụ lão tích cực” tất cả tạo nên sự ổn định và phát triển đời sống nhân dân, hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ với nhà nước.

* Trên lĩnh vực giáo dục:

Dù bom đạn Mỹ dội xuống vùng đất Hải Nhân rất ác liệt, phong trào thi đua dạy giỏi, học giỏi được tập thể giáo viên và hơn 1100 học sinh với mũ rơm trên đầu, lưng mang vòng lá ngụy trang, vẫn thi đua mọi lúc, mọi nơi, với nhiều hình thức sáng tạo như “Bắn trúng máy bay Mỹ bằng điểm 10, diệt lính Mỹ bằng điểm 9” dù trong chiến tranh gian khổ, ác liệt song tiếng trống chất lượng luôn ngân xa, vang xa, và phong trào giáo dục Hải Nhân không chỉ là tiên tiến điển hình toàn Miền Bắc mà còn vang xa, bay xa qua các trường học lớn của các nước trên thế giới như: Cu Ba, Na Uy, Trung Quốc, Lào, Mông Cổ, Thụy Sỹ...

4. Thời kỳ 1975-1986.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tổ quốc được thống nhất, non sông thu về một mối. Song với hậu quả tàn phá nặng nề của chiến tranh, Đảng bộ, nhân dân xã Hải Nhân bước vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế và bảo vệ tổ quốc XHCN.

Trong những năm 1975-1977 quán triệt, triển khai thực hiện chỉ thị 208 của Ban Bí thư và Nghị quyết 61 của Hội đồng Chính Phủ về tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý nông nghiệp. Đảng bộ đã xác định các mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu và những giải pháp tích cực cho từng lĩnh vực hoạt động, trong đó tập trung đẩy mạnh sản xuất lương thực, sắp xếp lại cơ cấu lao động, mô hình hợp tác xã, cơ cấu giống cây con, các đội chuyên ngành phục vụ nông nghiệp, xây dựng cơ bản. Tăng cường cơ sở vật chất, phát triển văn hóa giáo dục, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và các tổ chức đoàn thể, nâng cao hiệu quả, hoạt động của các loại hình hợp tác xã, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển toàn diện của địa phương.

Trong những năm 1978- 1979 cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc tổ quốc diễn ra ác liệt. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng và lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước. Một lần nữa nhân dân Hải Nhân lại cùng cả nước bước vào trận chiến mới tiêu diệt quân Fôn Fốt iêngxêri và bọn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Những người ở lại quê hương tham gia lực lượng dân quân tự vệ thực hiện phương án tác chiến phòng thủ và cùng nhau gánh vác nhiệm vụ sản xuất và quốc phòng. Trong 2 cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, xã Hải Nhân có 12 người con đã anh dũng hy sinh cho tổ quốc.

Những năm 1980- 1986: Tình hình kinh tế và đời sống văn hóa của nhân dân đã có những chuyển biến tích cực; các chỉ tiêu phát triển kinh tế đều tăng cả về sản lượng và giá trị. Nhờ đó các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh và chính sách xã hội không ngừng phát triển, hiệu quả vững chắc hơn.

5. Chặng đường thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986 tới nay.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng 30 năm qua Đảng bộ chính quyền xã Hải Nhân luôn nghiên cứu vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào tình hình thực tế của địa phương lãnh đạo nhân dân thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

5.1. Trên lĩnh vực phát triển kinh tế.

Quán triệt nội dung tinh thần các Nghị Quyết của Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, Đảng bộ và nhân dân Hải Nhân đã có bước chuyển biến tích cực về đổi mới tư duy nhất là tư duy kinh tế. Tập trung xóa bỏ cơ chế bao cấp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, xây dựng cơ chế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước, mở rộng ngành nghề, từng bước cơ cấu lại lao động theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đổi mới mùa vụ, cây con, đẩy mạnh chuyển giao KHKT, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển tiểu thủ công nghiệp kinh doanh dịch vụ, nâng cao thu nhập xã hội. Luôn bảo đảm ổn định tăng trưởng kinh tế từ 7% năm 1986 lên 16% năm 2015. Đến nay toàn xã có 1200 lao động làm tại các công ty Khu kinh tế Nghi Sơn và các tỉnh trong cả nước, gần 200 cơ sở kinh doanh dịch vụ xây dựng, thương mại, tổng hợp, hơn 50 tổ hợp xây dựng và các lĩnh vực kinh tế khác. Tổng thu nhập xã hội đến năm 2015 đạt 196 tỷ đồng, tăng gấp 3,5 lần so với năm 1986, bình quân đầu người hơn 21 triệu đồng/người/năm. Các công trình điện, đường, trường, trạm, công sở ủy ban được đầu tư nâng cấp tốt hơn. Tỷ lệ nhà xây kiên cố hóa đạt 80%, các phương tiện đi lại, nghe nhìn phục vụ đời sống nhân dân được phát triển, số hộ và người dân dùng điện thoại, ti vi, xe máy đều đạt trên 95%, phong trào chung tay xây dựng NTM được cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng thành chương trình hành động của từng nhiệm kỳ Đại hội. Với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế địa phương, được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Đến nay xã đạt 11/19 tiêu chí, phấn đấu mỗi năm tiếp theo đạt từ 3 đến 5 tiêu chí, đến năm 2020 cơ bản hoàn thành các tiêu chí theo Nghị Quyết Đại hội lần thứ 34 của Đảng bộ xã đề ra.

5.2. Về văn hóa xã hội

Các hoạt động văn hóa văn nghệ TDTT và công tác thông tin tuyên truyền được phát triển toàn diện, tới nay 100% các thôn có nhà văn hóa theo quy chuẩn và gần đạt chuẩn xây dựng NTM, có 13/13 đơn vị, thôn văn hóa, tỷ lệ gia đình văn hóa hàng năm đạt 75% trở lên. Phong trào xây dựng gia đình ông, bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo được quan tâm, phong trào văn nghệ quần chúng được duy trì và phát triển, thường xuyên tổ chức hội diễn văn nghệ giữa các làng, đơn vị văn hóa, tham gia các kỳ hội diễn, hội thi ở cấp huyện đều đạt thành tích cao, thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư được đẩy mạnh, công tác chính sách xã hội được quan tâm. Nhất là phong trào giúp nhau làm giàu chính đáng, phong trào tình nghĩa, chăm lo giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình và người có công với cách mạng, các gia đình liệt sỹ, thương binh, người nhiễm chất độc da cam, trẻ mồ côi, người tàn tật, neo đơn, phong trào ủng hộ quỹ xóa bỏ nhà tạm bợ dột nát, phong trào từ thiện nhân đạo khác. Đã xây dựng và bàn giao hàng trăm nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, sổ tiết kiệm tình nghĩa, vận động trao quỹ khuyến học cho hàng trăm lượt học sinh với số tiền hàng tỷ đồng, đời sống của các hộ chính sách đều cao hơn mức bình quân của xã, đời sống chung của nhân dân được nâng lên rõ rệt, xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 còn 13,1% theo tiêu chí mới giảm gấp 3 lần so với năm 1986.

* Về giáo dục, y tế

Phát huy truyền thống giáo dục Hải Nhân qua 30 năm đổi mới cấp ủy chính quyền và nhân dân trong xã luôn xác định hướng đi và giải pháp cụ thể trong đó trọng tâm là giữ vững thế ổn định, phát triển hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai không với 4 nội dung” xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Luôn quan tâm phát huy nguồn lực từ phong trào xã hội hóa giáo dục, phong trào liên kết đỡ đầu khối nhà trường của các đoàn thể chính trị xã hội, hội khuyến học, trung tâm học tập cộng đồng, đầu tư toàn diện cho sự nghiệp giáo dục tạo thế ổn định và phát triển vì tương lai con em chúng ta. Cả 3 nhà trường là 3 đơn vị văn hóa, trường Tiểu Học luôn giữ vững danh hiệu tiên tiến cấp Tỉnh, trường chuẩn quốc gia mức độ 1, Trường THCS và trường Mần Non liên tục đạt tiên tiến cấp Huyện, tỷ lệ học sinh giỏi các cấp, học sinh đậu vào đại học, cao đẳng ngày càng cao. Tới nay toàn xã đã có 15 người thành đạt là giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, 40 học sinh các thời kỳ của địa phương là sỹ quan cao cấp quân đội và công an, nhiều nhà doanh nghiệp thành đạt, cán bộ cốt cán của địa phương qua các thời kỳ.

Công tác y tế - bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân luôn được quan tâm, trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc Gia giai đoạn 1, thực hiện tốt, công tác dân số KHHGĐ, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em luôn được chăm lo và đạt hiệu quả thiết thực.

5.3. Công tác quốc phòng- an ninh.

Trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm chú trọng tới công tác quốc phòng an ninh, xây dựng đơn vị an toàn làm chủ, thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự và công an làm tham mưu .

Thường xuyên củng cố xây dựng lực lượng đảm bảo số lượng và chất lượng, duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, tuần tra kiểm soát, chú trọng tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về công tác quốc phòng- an ninh. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tấn công truy quét các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, chính sách tồn đọng sau chiến tranh.

5.4. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị.

* Công tác xây dựng Đảng

Hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành tới nay Đảng bộ Hải Nhân đã trở thành Đảng bộ lớn mạnh của Huyện, với hơn 450 Đảng viên. 60 năm qua dù trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào Đảng bộ Hải Nhân luôn giữ vững vai trò lãnh đạo, quy tụ sức mạnh của toàn dân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chỉ thị Nghị Quyết của Đảng các cấp, làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, học tập chủ nghĩa Mác Lê Nin tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng chỉnh đốn nâng cao bản lĩnh chính trị sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo, luôn coi trọng thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phê bình và tự phê bình, giữ vững sự đoàn kết, nhất trí. Duy trì thường xuyên và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát thực hiện điều lệ Đảng , luôn tăng cường và đổi mới công tác dân vận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đặc biệt trong điều kiện và yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng hiện nay, Đảng bộ tập trung chỉ đạo thống nhất cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” luôn gắn việc thực hiện chỉ thị 03/CT-TW của bộ chính trị khóa XI với thực hiện Nghị quyết Trưng ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng và lối sống lành mạnh, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của cán bộ Đảng viên, tăng cường sức chiến đấu của Đảng, luôn xây dựng Đảng thực sự là 1 khối thống nhất là chỗ dựa, là niềm tin của nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nhiều năm liền Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh xuất sắc được Tỉnh ủy, Huyện ủy tặng bằng khen, giấy khen về công tác xây dựng Đảng.

* Công tác xây dựng chính quyền.

Bộ máy chính quyền luôn được tăng cường củng cố đội ngũ cán bộ có năng lực, trách nhiệm và phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức quản lý và điều hành xã hội. HĐND và UBND xã không ngừng đổi mới chất lượng quản lý điều hành triển khai thực hiện kịp thời đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, bám sát các nghị quyết và chỉ đạo của các cấp ủy về nhiệm vụ từng năm, từng nhiệm kỳ. Tranh thủ sự quan tâm của UBND và các ban ngành cấp huyện, phối hợp chặt chẽ với MTTQ và các đoàn thể nhân dân xây dựng chính quyền vững mạnh, đảm bảo tính công khai dân chủ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sng xã hội, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

* Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội.

MTTQ và các đoàn thể trong hệ thống chính trị luôn tích cực chủ động phối hợp với chính quyền triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết, phát động các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ. Luôn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền xây dựng khối đại đoàn kết, thực hiện các cuộc vận động và các phong trào do cấp trên phát động. Đã tạo thành sức mạnh của toàn dân và xã hội, góp phần quan trọng vào hoàn thành các mục tiêu nhiện vụ của địa phương.

* Qua các thời kỳ Đảng bộ, nhân dân Hải Nhân được Đảng, Nhà nước tặng thưởng các phần thưởng cao quý:

Tập thể: Nhân dân, cán bộ và lực lượng vũ trang xã Hải Nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trường Tiểu học được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng tặng lẵng hoa và 9 Huân chương lao động về thành tích trong phong trào giáo dục, chính phủ tặng cờ luân lưu Trường Tiên Tiến toàn Miền Bắc và 13 cờ thi đua

Lực lượng vũ trang và Ban công an xã được tặng thưởng 2 Huân chương chiên công và 1 Huân chương quyết thắng. BCH Quân sự được quân khu 4 tặng cờ quyết thắng.

Hợp tác xã mua bán được tặng thưởng huân chương lao động hạng 3.

Về cá nhân:

- Một anh hùng lao động ngành giáo dục (Thầy giáo Nguyễn Văn Huê)

- 16 Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

- 258 Huân chương chiến công, huân huy chương giải phóng, huân chương độc lập.

- 1075 Huân, huy chương chiến thắng, huân huy chương kháng chiến cho cá nhân và gia đình.

- 27 phần thưởng của Bác Hồ;

- 787 bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh về thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cho gia đình và cá nhân.

Tóm tắt lịch sử truyền thống

Đăng lúc: 13/10/2020 14:17:34 (GMT+7)

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ HẢI NHÂN

Từ thời Hùng Vương tên gọi nước ta là Văn Lang tới trước năm 1954; xã Hải Nhân ngày nay đã qua 8 lần thay đổi tên làng xã. Tháng 5 năm 1954 xã Hải Nhân được thành lập gồm 7 làng (Làng Còng, Làng Pheo, Làng Chan, Làng Vũ Tọc, Làng Văn Liễn, Làng E, Làng Am), hiện nay xã Hải Nhân có 10 thôn (Xuân Sơn, Sơn Hậu, Nhân Sơn, Văn Nhân, Khánh Vân, Đồng Tâm, Thượng Nam, Thượng Bắc, Bắc Hải, Bắc Sơn).

III. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG.

1. Kinh tế truyền thống.

Từ xa xưa kinh tế truyền thống chủ yếu của xã Hải Nhân là nghề trồng cây lương thực, quá trình đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn và phát triển, cùng với việc hội tụ của các dòng họ từ nhiều miền khác nhau về sinh cơ lập nghiệp mang theo các nghề thủ công truyền thống như nghề đan lát, thợ mộc, thợ xây, bưng trống, chổi đót, khâu nón, bánh lá, bánh đa, làm mạch nha, kẹo mật v.v...kết hợp với dịch vụ kinh doanh, buôn bán.

2. Văn hóa truyền thống.

Trải qua nhiều thế kỷ lao động cần cù, xây dựng xóm làng trong điều kiện khó khăn về kinh tế, chiến tranh, thiên tai, địch họa nhưng các thế hệ người dân Hải Nhân đã xây đắp nên nền văn hóa, vật chất tinh thần phong phú, là vùng quê “Đất lành chim đậu” các dòng họ ở nhiều miền quê về đây sinh cơ lập nghiệp đã tạo cho Hải Nhân một sắc thái văn hóa đa dạng, làng nào cũng có Đình, đền, chùa, nghè, miếu mạo. Song trải qua thăng trầm lịch sử và do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho rất nhiều di tích văn hóa bị mai một. Tuy nhiên các phế tích của các di sản đền chùa miếu mạo vẫn còn đó, như một lời nhắn gửi hậu thế về đời sống văn hóa, tinh thần phong phú của các thế hệ tiền nhân. Đó là đình Làng Pheo thờ Thành Hoàng làng và 5 ngôi nghè thờ những người có công với nước, với dân như: Nghè Giáp, Nghè Ất, Nghè Đinh, Nghè Trại, Nghè Vĩnh cùng với đó là Chùa Pheo. Làng Am có đình thờ Liễu Hạnh công chúa và Đông Hải Đại Vương; Làng E có Đình thờ Thành Hoàng, Nghè Sánh thờ Sơn Thần; Làng Chan có đình làng và đền Tay Áo, chùa Mưỡu; Làng Văn Liễn, Vũ Tọc có đền Dẽ;

Lớn hơn cả là Đình Làng Còng thuộc địa danh 3 thôn : Thượng Nam, Thượng Bắc, Đồng Tâm, đây là ngôi đình rộng vào loại nhất nhì Tĩnh Gia ngày ấy. Hiện nay dấu tích của 2 đền thờ trong quần thể đình Làng Còng xưa vẫn còn hiện hữu, đó là đền Đệ Nhị thuộc Thôn Thượng Nam thờ Tướng Quân Hoàng Thái Chúc, Hộ Quốc An Dân Thượng Đẳng Thần, Đền Đệ Tam thờ Ngọc Nữ Thần Nương Thượng Đẳng Thần, nay thuộc địa phận thôn Thượng Bắc.

Trên lĩnh vực văn hóa tinh thần, Hải Nhân khá nổi bật với các lễ tục hội hè, hàng năm các làng đều tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, lễ cầu phúc vào tháng 2 âm lịch ở làng Pheo, tháng 3 ở làng Chan, lễ cầu yên vào tháng 4, lễ hội bài điếm Làng Còng nay là thôn Thượng Bắc cùng nhiều sinh hoạt văn hóa truyền thống vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay như: Trò chơi, trò diễn nấu cơm thi, đánh cờ người, kéo co, bịt mắt đập niêu, chơi đu, thả diều v.v...Cùng với các lễ hội ấy là các tiết mục văn nghệ mang bản sắc truyền thống như hát bội, hát chèo và nhiều trò chơi dân gian khác, tất cả đã tạo nên đời sống văn hóa vật chất tinh thần khá phong phú của các thế hệ nhân dân trong xã.

Phần thứ hai.

TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ XÃ QUA CÁC THỜI KỲ.

1. Thời kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945.

Là một vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, từ suốt ngàn năm bắc thuộc đến thời kỳ xây dựng nền độc lập tự chủ, trải qua các triều đình Đinh, Lý, Trần, Lê, Nguyễn đến cuối thế kỷ XIX dưới ách thống trị của thực dân phong kiến và bè lũ tay sai, với chính sách “Ngu dân” “Đầu độc” bằng rượu cồn và thuốc phiện, lại phải chịu sự bóc lột nặng nề của thực dân phong kiến và phát xít Nhật, nên đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ.

Ngày 3/2/1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đấu tranh giành độc lập tự do, nhân dân đã tích cực tham gia các phong trào kháng chiến, các cuộc đấu tranh chống bắt phu, bắt lính, chống nhổ lúa trồng đay tạo ra tiếng vang mạnh mẽ trong vùng.

Ngày 20/8/1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân xã Hải Nhân rầm rộ kéo về phủ đường Tĩnh Gia cùng với nhân dân toàn Huyện đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng tháng 8 thành công, nhân dân phấn khởi bước vào thời kỳ xây dựng chế độ mới trên quê hương và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

2. Thời kỳ 1945 – 1954.

Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, chính quyền cách mạng vừa ra đời đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách, các thế lực thù trong, giặc ngoài đã cấu kết bao vây chống phá nhằm thủ tiêu thành quả cách mạng của nhân dân ta. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Nhân dân Hải Nhân đã cùng với cả nước đứng lên đánh đuổi thực dân phong kiến.

Cuối năm 1947 Chi bộ Đô Lương được thành lập đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của phong trào cách mạng ở quê hương.

Phấn khởi tự hào từ thân phận nô lệ nhân dân đã thực sự trở thành chủ nhân của đất nước quê hương, được chi bộ Đảng trực tiếp lãnh đạo xây dựng chính quyền, nhân dân Hải Nhân đã phấn khởi, tin tưởng đoàn kết vượt qua những khó khăn thử thách xây dựng đời sống mới và tham gia kháng chiến cứu quốc trong đó nhiệm vụ cấp bách là tập trung chống ba thứ giặc: Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.

* Phong trào “diệt giặc đói”:

Từ tháng 9 năm 1945 thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dân Hải Nhân đã tích cực giúp đỡ, nhường cơm sẻ áo đùm bọc che chở lẫn nhau, vừa đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất, phong trào thực hành tiết kiệm, nhân dân đã tự nguyện góp hàng tấn gạo, qua phong trào “đồng tâm bớt bữa”, “hũ gạo kháng chiến” để giúp người thiếu đói, nhờ đó nạn đói từng bước được đẩy lùi, đời sống nhân dân từng bước ổn định.

Cùng với việc cứu đói khẩn cấp nhân dân đã tích cực khai hoang phục hóa với khẩu hiệu “tấc đất tấc vàng” đã trở thành phương châm hàng động của chính quyền, các đoàn thể cứu quốc. Bên cạnh đó nhân dân đã tích cực hưởng ứng phong trào “tuần lễ vàng”, “tuần lễ đồng” hăng hái mua công trái kháng chiến, công phiếu quốc gia, nhiều gia đình đã mang cả đồ thờ bằng đồng, bằng bạc để ủng hộ kháng chiến.

* Phòng trào “Diệt giặc dốt”:

Cùng với việc diệt giặc đói phục hồi và phát triển kinh tế, chính quyền cách mạng đã chỉ đạo nhân dân hăng hái tham gia “diệt giặc dốt” với phương châm người biết chữ, dạy người chưa biết chữ, các lớp bình dân học vụ đã được mở ra ở hầu hết các thôn xóm, phong trào nhanh chóng lan rộng trong mọi người, mọi lứa tuổi. Nhân dân Hải Nhân không kể già trẻ, gái, trai tham gia học tập, phong trào diệt giặc dốt trở thành hoạt động sôi nổi của các đoàn thể cứu quốc. Sau thời gian ngắn hàng ngàn người dân lần đầu tiên biết học, biết viết, biết chữ, nhân dân hăng hái tham gia hoạt động xã hội, thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và chính phủ. Đồng thời với việc diệt giặc đói, giặc dốt, chính quyền và các đoàn thể đã phát động chiến dịch bài trừ mê tín dị đoan, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng nếp sống mới trên quê hương, công tác y tế được quan tâm, phong trào ăn chín, uống sôi, ngủ màn diệt ruồi muỗi được nhân dân chủ động thực hiện đạt kết quả cao.

* Phong trào “Diệt giặc ngoại xâm”

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Hồ Chủ Tịch về kháng chiến kiến quốc “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng giáo, mác, gậy, gộc” đã trở thành phong trào rộng khắp, thành lập các trung đội du kích. Nhân dân đã tích cực tham gia đào hầm chữ chi trên quốc lộ 1A, phá đường sắt đoạn đi qua xã để ngăn bước quân thù khi chúng đổ bộ lên quê hương, huy động hàng vạn cây tre để rào làng, làm hàng trăm căn hầm để phục vụ kháng chiến.

Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân Hải Nhân mà nòng cốt là lực lượng dân quân du kích đã phối hợp với bộ đội địa phương và các đơn vị bạn, trực tiếp tham gia hàng chục trận đánh góp phần tiêu diệt và làm bị thương hàng trăm tên địch, bảo vệ vững chắc cơ sở chính trị, kinh tế và đời sống của nhân dân; có 145 thanh niên tham gia quân đội chiến đấu trên các chiến trường, 23 TNXP, 619 lượt người đi dân công phục vụ chiến đấu. Trong đó 18 người hy sinh và hàng chục người mang thương tật chiến tranh suốt đời, nhân dân Hải Nhân đã đóng góp hàng chục ngàn ngày công phục vụ kháng chiến, hăng hái mua công trái quốc gia, công trái kháng chiến, hũ gạo đồng tâm, hũ gạo kháng chiến với số lượng lớn, 1,7 triệu đồng, 32 lạng vàng, 200 kg đồng, 3 tấn gạo, hơn 3 tấn cá khô, hàng trăm con trâu, bò, lợn và hàng chục tấn thóc.

3. Thời kỳ 1954 đến 1975.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954 xã Hải Nhân và chi bộ xã được thành lập trên cơ sở tách ra từ xã Hải Hòa và chi bộ Đô Lương, Từ đây dưới sự lãnh đạo, quản lý điều hành trực tiếp của chi bộ và chính quyền xã, nhân dân Hải Nhân đoàn kết vượt qua khó khăn thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mới.

3.1. Giai đoạn từ 1954 đến 1965

Quán triệt sâu sắc đường lối cách mạng trong giai đoạn mới của Đảng ta là cách mạng Việt Nam phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy Tĩnh Gia, chi bộ Hải Nhân đã đề ra các chủ trương đúng đắn, lãnh đạo nhân dân vượt qua thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của xã nhà tiến lên.

Về cải cách ruộng đất, cuộc cải cách ruộng đất ở Hải Nhân được tiến hành từ tháng 01/1955 đến tháng 5/1955 đã hoàn thành.

Bên cạnh những thắng lợi đạt được trong cải cách ruộng đất. Chi bộ Hải Nhân đã kịp thời rút kinh nghiệm khắc phục những tồn tại, hạn chế. Do đó tình hình ổn định trở lại, nội bộ Đảng đoàn kết, lòng tin của nhân dân đối với Đảng được khôi phục, chính quyền nhân dân được củng cố, an ninh chính trị, trật tự xã hội ổn định.

Tháng 6/1959 trên cơ sở các tổ đổi công đã được thành lập, xã đã tập trung xây dựng thí điểm 4 hợp tác xã nông nghiệp với 100% gia đình cán bộ Đảng viên, 90% nhân dân tự nguyện gia nhập hợp tác xã.

Từ thành công ban đầu xây dựng HTX nông nghiệp bậc thấp, đến cuối năm 1959 toàn xã đã thành lập xong 16 HTX nông nghiệp. Từ năm 1960-1962 xã chủ trương phát triển các loại hình HTX như HTX mua bán, HTX tín dụng, đẩy mạnh việc khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống.

* Giai đoạn 1965-1975:

Sau khi dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày 5/8/1964 đế quốc Mỹ cho máy bay ném bom xuống Hòn Gai, Hải Phòng và cửa biển Lạch Trường (Thanh Hóa) mở đầu cho cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc bằng không quân và hải quân.

Quán triệt, thực hiện Nghị Quyết hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 11 (Khóa III) trực tiếp là Nghị quyết của Huyện ủy Tĩnh Gia. Đảng bộ xã Hải Nhân đã tập trung lãnh đạo nhân dân chuyển hướng từ thời bình sang thời chiến, nhanh chóng kiện toàn tổ chức lực lượng dân quân tự vệ, với 637 người tham gia thành lập 7 trung đội, trong đó 1 trung đội cơ động của huyện với trang bị đầy đủ vũ khí các loại sẵn sàng phối hợp tác chiến với các đơn vị bộ đội đóng quân trên địa bàn, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, bảo đảm giao thông thông suốt phục vụ chiến trường.

Từ đầu năm 1965 đến 31/12/1972 lực lượng vũ trang xã Hải Nhân vừa độc lập chiến đấu, vừa phối hợp với bộ đội chủ lực, lực lượng vũ trang các xã trong huyện, chiến đấu 800 trận lớn nhỏ, phối hợp bắn cháy 13 chiếc máy bay, 1 thủy phi cơ, bắt sống 2 giặc lái, tháo gỡ hàng chục quả bom nổ chậm.

Là một trong những trọng điểm đánh phá ác liệt nhất trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên địa bàn Tĩnh Gia, suốt giai đoạn từ 1965-1973, Hải Nhân đã có hàng trăm hộ dân nhường nhà cho cơ quan huyện, các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, các công ty, xí nghiệp làm nơi ở làm việc, làm kho vật tư, vũ khí, lương thực, thực phẩm, 32 hộ dân tự nguyện dời nhà, nhường đất làm trận địa, tham gia 30 ngàn ngày công, đào đắp 20 ngàn mét khối đất đá, đào đắp 14 ngàn mét giao thông hào, 4220 hầm phòng không, 76 công sự pháo, 5215 cây xanh ngụy trang công sự, hơn 22 ngàn cây tre, gỗ làm hầm, gần14 ngàn m2 nhà kho quân sự, tổ chức cứu vớt 1400 tấn gạo, 150 tấn vũ khí, tiếp nhận cất dấu 3000 tấn lương thực, thực phẩm trung chuyển Bắc Nam.

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước Hải Nhân có hơn nghìn người tham gia chiến đấu tại chiến trường B, có 200 người đã anh dũng hy sinh, 76 thương binh, 46 bệnh binh và 124 người bị nhiễm chất độc da cam đi ô xin. Con em quê hương Hải Nhân đã góp phần làm cho đất nước “Nở hoa độc lập” giang sơn thu về một mối đưa cả nước tiến lên CNXH.

* Trên lĩnh vực phát triển kinh tế:

Đảng bộ, nhân dân Hải Nhân liên tục phấn đấu nâng cao năng suất lao động trong đó nổi lên là các phong trào thanh niên nhận ruộng “Cánh đồng 5 tấn thắng Mỹ” phong trào “3 sẵn sàng của thanh niên” “3 đảm đang của phụ nữ”, “Phong trào phụ lão tích cực” tất cả tạo nên sự ổn định và phát triển đời sống nhân dân, hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ với nhà nước.

* Trên lĩnh vực giáo dục:

Dù bom đạn Mỹ dội xuống vùng đất Hải Nhân rất ác liệt, phong trào thi đua dạy giỏi, học giỏi được tập thể giáo viên và hơn 1100 học sinh với mũ rơm trên đầu, lưng mang vòng lá ngụy trang, vẫn thi đua mọi lúc, mọi nơi, với nhiều hình thức sáng tạo như “Bắn trúng máy bay Mỹ bằng điểm 10, diệt lính Mỹ bằng điểm 9” dù trong chiến tranh gian khổ, ác liệt song tiếng trống chất lượng luôn ngân xa, vang xa, và phong trào giáo dục Hải Nhân không chỉ là tiên tiến điển hình toàn Miền Bắc mà còn vang xa, bay xa qua các trường học lớn của các nước trên thế giới như: Cu Ba, Na Uy, Trung Quốc, Lào, Mông Cổ, Thụy Sỹ...

4. Thời kỳ 1975-1986.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tổ quốc được thống nhất, non sông thu về một mối. Song với hậu quả tàn phá nặng nề của chiến tranh, Đảng bộ, nhân dân xã Hải Nhân bước vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế và bảo vệ tổ quốc XHCN.

Trong những năm 1975-1977 quán triệt, triển khai thực hiện chỉ thị 208 của Ban Bí thư và Nghị quyết 61 của Hội đồng Chính Phủ về tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý nông nghiệp. Đảng bộ đã xác định các mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu và những giải pháp tích cực cho từng lĩnh vực hoạt động, trong đó tập trung đẩy mạnh sản xuất lương thực, sắp xếp lại cơ cấu lao động, mô hình hợp tác xã, cơ cấu giống cây con, các đội chuyên ngành phục vụ nông nghiệp, xây dựng cơ bản. Tăng cường cơ sở vật chất, phát triển văn hóa giáo dục, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và các tổ chức đoàn thể, nâng cao hiệu quả, hoạt động của các loại hình hợp tác xã, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển toàn diện của địa phương.

Trong những năm 1978- 1979 cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc tổ quốc diễn ra ác liệt. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng và lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước. Một lần nữa nhân dân Hải Nhân lại cùng cả nước bước vào trận chiến mới tiêu diệt quân Fôn Fốt iêngxêri và bọn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Những người ở lại quê hương tham gia lực lượng dân quân tự vệ thực hiện phương án tác chiến phòng thủ và cùng nhau gánh vác nhiệm vụ sản xuất và quốc phòng. Trong 2 cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, xã Hải Nhân có 12 người con đã anh dũng hy sinh cho tổ quốc.

Những năm 1980- 1986: Tình hình kinh tế và đời sống văn hóa của nhân dân đã có những chuyển biến tích cực; các chỉ tiêu phát triển kinh tế đều tăng cả về sản lượng và giá trị. Nhờ đó các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh và chính sách xã hội không ngừng phát triển, hiệu quả vững chắc hơn.

5. Chặng đường thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986 tới nay.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng 30 năm qua Đảng bộ chính quyền xã Hải Nhân luôn nghiên cứu vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào tình hình thực tế của địa phương lãnh đạo nhân dân thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

5.1. Trên lĩnh vực phát triển kinh tế.

Quán triệt nội dung tinh thần các Nghị Quyết của Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, Đảng bộ và nhân dân Hải Nhân đã có bước chuyển biến tích cực về đổi mới tư duy nhất là tư duy kinh tế. Tập trung xóa bỏ cơ chế bao cấp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, xây dựng cơ chế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước, mở rộng ngành nghề, từng bước cơ cấu lại lao động theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đổi mới mùa vụ, cây con, đẩy mạnh chuyển giao KHKT, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển tiểu thủ công nghiệp kinh doanh dịch vụ, nâng cao thu nhập xã hội. Luôn bảo đảm ổn định tăng trưởng kinh tế từ 7% năm 1986 lên 16% năm 2015. Đến nay toàn xã có 1200 lao động làm tại các công ty Khu kinh tế Nghi Sơn và các tỉnh trong cả nước, gần 200 cơ sở kinh doanh dịch vụ xây dựng, thương mại, tổng hợp, hơn 50 tổ hợp xây dựng và các lĩnh vực kinh tế khác. Tổng thu nhập xã hội đến năm 2015 đạt 196 tỷ đồng, tăng gấp 3,5 lần so với năm 1986, bình quân đầu người hơn 21 triệu đồng/người/năm. Các công trình điện, đường, trường, trạm, công sở ủy ban được đầu tư nâng cấp tốt hơn. Tỷ lệ nhà xây kiên cố hóa đạt 80%, các phương tiện đi lại, nghe nhìn phục vụ đời sống nhân dân được phát triển, số hộ và người dân dùng điện thoại, ti vi, xe máy đều đạt trên 95%, phong trào chung tay xây dựng NTM được cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng thành chương trình hành động của từng nhiệm kỳ Đại hội. Với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với thực tế địa phương, được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Đến nay xã đạt 11/19 tiêu chí, phấn đấu mỗi năm tiếp theo đạt từ 3 đến 5 tiêu chí, đến năm 2020 cơ bản hoàn thành các tiêu chí theo Nghị Quyết Đại hội lần thứ 34 của Đảng bộ xã đề ra.

5.2. Về văn hóa xã hội

Các hoạt động văn hóa văn nghệ TDTT và công tác thông tin tuyên truyền được phát triển toàn diện, tới nay 100% các thôn có nhà văn hóa theo quy chuẩn và gần đạt chuẩn xây dựng NTM, có 13/13 đơn vị, thôn văn hóa, tỷ lệ gia đình văn hóa hàng năm đạt 75% trở lên. Phong trào xây dựng gia đình ông, bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo được quan tâm, phong trào văn nghệ quần chúng được duy trì và phát triển, thường xuyên tổ chức hội diễn văn nghệ giữa các làng, đơn vị văn hóa, tham gia các kỳ hội diễn, hội thi ở cấp huyện đều đạt thành tích cao, thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư được đẩy mạnh, công tác chính sách xã hội được quan tâm. Nhất là phong trào giúp nhau làm giàu chính đáng, phong trào tình nghĩa, chăm lo giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình và người có công với cách mạng, các gia đình liệt sỹ, thương binh, người nhiễm chất độc da cam, trẻ mồ côi, người tàn tật, neo đơn, phong trào ủng hộ quỹ xóa bỏ nhà tạm bợ dột nát, phong trào từ thiện nhân đạo khác. Đã xây dựng và bàn giao hàng trăm nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, sổ tiết kiệm tình nghĩa, vận động trao quỹ khuyến học cho hàng trăm lượt học sinh với số tiền hàng tỷ đồng, đời sống của các hộ chính sách đều cao hơn mức bình quân của xã, đời sống chung của nhân dân được nâng lên rõ rệt, xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 còn 13,1% theo tiêu chí mới giảm gấp 3 lần so với năm 1986.

* Về giáo dục, y tế

Phát huy truyền thống giáo dục Hải Nhân qua 30 năm đổi mới cấp ủy chính quyền và nhân dân trong xã luôn xác định hướng đi và giải pháp cụ thể trong đó trọng tâm là giữ vững thế ổn định, phát triển hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai không với 4 nội dung” xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Luôn quan tâm phát huy nguồn lực từ phong trào xã hội hóa giáo dục, phong trào liên kết đỡ đầu khối nhà trường của các đoàn thể chính trị xã hội, hội khuyến học, trung tâm học tập cộng đồng, đầu tư toàn diện cho sự nghiệp giáo dục tạo thế ổn định và phát triển vì tương lai con em chúng ta. Cả 3 nhà trường là 3 đơn vị văn hóa, trường Tiểu Học luôn giữ vững danh hiệu tiên tiến cấp Tỉnh, trường chuẩn quốc gia mức độ 1, Trường THCS và trường Mần Non liên tục đạt tiên tiến cấp Huyện, tỷ lệ học sinh giỏi các cấp, học sinh đậu vào đại học, cao đẳng ngày càng cao. Tới nay toàn xã đã có 15 người thành đạt là giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, 40 học sinh các thời kỳ của địa phương là sỹ quan cao cấp quân đội và công an, nhiều nhà doanh nghiệp thành đạt, cán bộ cốt cán của địa phương qua các thời kỳ.

Công tác y tế - bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân luôn được quan tâm, trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc Gia giai đoạn 1, thực hiện tốt, công tác dân số KHHGĐ, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em luôn được chăm lo và đạt hiệu quả thiết thực.

5.3. Công tác quốc phòng- an ninh.

Trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm chú trọng tới công tác quốc phòng an ninh, xây dựng đơn vị an toàn làm chủ, thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự và công an làm tham mưu .

Thường xuyên củng cố xây dựng lực lượng đảm bảo số lượng và chất lượng, duy trì chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, tuần tra kiểm soát, chú trọng tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về công tác quốc phòng- an ninh. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tấn công truy quét các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, chính sách tồn đọng sau chiến tranh.

5.4. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị.

* Công tác xây dựng Đảng

Hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành tới nay Đảng bộ Hải Nhân đã trở thành Đảng bộ lớn mạnh của Huyện, với hơn 450 Đảng viên. 60 năm qua dù trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào Đảng bộ Hải Nhân luôn giữ vững vai trò lãnh đạo, quy tụ sức mạnh của toàn dân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các chỉ thị Nghị Quyết của Đảng các cấp, làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, học tập chủ nghĩa Mác Lê Nin tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng chỉnh đốn nâng cao bản lĩnh chính trị sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo, luôn coi trọng thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phê bình và tự phê bình, giữ vững sự đoàn kết, nhất trí. Duy trì thường xuyên và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát thực hiện điều lệ Đảng , luôn tăng cường và đổi mới công tác dân vận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đặc biệt trong điều kiện và yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng hiện nay, Đảng bộ tập trung chỉ đạo thống nhất cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” luôn gắn việc thực hiện chỉ thị 03/CT-TW của bộ chính trị khóa XI với thực hiện Nghị quyết Trưng ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng và lối sống lành mạnh, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của cán bộ Đảng viên, tăng cường sức chiến đấu của Đảng, luôn xây dựng Đảng thực sự là 1 khối thống nhất là chỗ dựa, là niềm tin của nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nhiều năm liền Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh xuất sắc được Tỉnh ủy, Huyện ủy tặng bằng khen, giấy khen về công tác xây dựng Đảng.

* Công tác xây dựng chính quyền.

Bộ máy chính quyền luôn được tăng cường củng cố đội ngũ cán bộ có năng lực, trách nhiệm và phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức quản lý và điều hành xã hội. HĐND và UBND xã không ngừng đổi mới chất lượng quản lý điều hành triển khai thực hiện kịp thời đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, bám sát các nghị quyết và chỉ đạo của các cấp ủy về nhiệm vụ từng năm, từng nhiệm kỳ. Tranh thủ sự quan tâm của UBND và các ban ngành cấp huyện, phối hợp chặt chẽ với MTTQ và các đoàn thể nhân dân xây dựng chính quyền vững mạnh, đảm bảo tính công khai dân chủ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sng xã hội, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

* Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội.

MTTQ và các đoàn thể trong hệ thống chính trị luôn tích cực chủ động phối hợp với chính quyền triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết, phát động các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ. Luôn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền xây dựng khối đại đoàn kết, thực hiện các cuộc vận động và các phong trào do cấp trên phát động. Đã tạo thành sức mạnh của toàn dân và xã hội, góp phần quan trọng vào hoàn thành các mục tiêu nhiện vụ của địa phương.

* Qua các thời kỳ Đảng bộ, nhân dân Hải Nhân được Đảng, Nhà nước tặng thưởng các phần thưởng cao quý:

Tập thể: Nhân dân, cán bộ và lực lượng vũ trang xã Hải Nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trường Tiểu học được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng tặng lẵng hoa và 9 Huân chương lao động về thành tích trong phong trào giáo dục, chính phủ tặng cờ luân lưu Trường Tiên Tiến toàn Miền Bắc và 13 cờ thi đua

Lực lượng vũ trang và Ban công an xã được tặng thưởng 2 Huân chương chiên công và 1 Huân chương quyết thắng. BCH Quân sự được quân khu 4 tặng cờ quyết thắng.

Hợp tác xã mua bán được tặng thưởng huân chương lao động hạng 3.

Về cá nhân:

- Một anh hùng lao động ngành giáo dục (Thầy giáo Nguyễn Văn Huê)

- 16 Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

- 258 Huân chương chiến công, huân huy chương giải phóng, huân chương độc lập.

- 1075 Huân, huy chương chiến thắng, huân huy chương kháng chiến cho cá nhân và gia đình.

- 27 phần thưởng của Bác Hồ;

- 787 bằng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh về thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cho gia đình và cá nhân.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TT HC