Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
64625
 Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng cộng Sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2023)

Mời quý vị và các bạn, nghe bài tuyên truyền.

 Đảng ta, chín mươi ba năm ấy.

 Bài Do ban văn hóa xã sưu tầm và biên soạn.

Chín mươi ba  năm đã trôi qua kể từ ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng của trí tuệ và niềm tin, kiên cường phấn đấu vì lợi ích của giai cấp, dân tộc và sự phát triển không ngừng của đất nước. Chín mươi ba năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến bước mạnh mẽ và vững chắc trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. So với lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc, chín mươi năm chỉ là một giai đoạn ngắn, nhưng đó là những năm tháng hào hùng, sôi động và đẹp đẽ nhất, đưa nhân dân ta từ bóng tối ra ánh sáng, từ kiếp nô lệ thành người tự do, từ kẻ mất nước thành người làm chủ, từ đói nghèo lạc hậu đến cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Ôn lại chặng đường lịch sử chín mươi ba năm, chúng ta càng thấy việc Đảng ta ra đời là một tất yếu lịch sử. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, anh dũng bất khuất, đã từng chiến thắng nhiều đế quốc, phong kiến hung hãn. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, phong trào yêu nước đã dấy lên hết sức mạnh mẽ, liên tiếp nổ ra các cuộc nổi dậy trên khắp mọi miền đất nước, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, bậc sĩ phu, kể cả một bộ phận quan lại phong kiến tham gia. Song, các phòng trào, cuộc khởi nghĩa này đều bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp và bị dìm trong biển máu do thiếu đường lối cách mạng đúng.

Nhưng rồi chính lịch sử đã có lời giải đáp. Chủ nghĩa Mác ra đời đã vạch ra điều tất yếu từng bị che lấp bởi màn sương mù trong lịch sử; đó là chủ nghĩa tư bản nhất định bị thay thế bằng một chế độ tốt đẹp hơn - chế độ cộng sản chủ nghĩa. Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra đã chặt đứt xiềng xích của chủ nghĩa tư bản và tạo ra làn sóng giải phóng dân tộc với quy mô to lớn và chiều sâu cách mạng chưa từng có, mở ra hướng đi mà các dân tộc bị áp bức có thể lựa chọn con đường giải phóng dân tộc, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tình hình đó của thế giới đã tác động, thấm sâu vào Việt Nam, làm cho mảnh đất hiện thực này chuyển mình trong công cuộc giải phóng. Hơn ai hết, Nguyễn Ái Quốc là người gieo hạt, gây mầm cách mạng Việt Nam. Người truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin, kết hợp với phong trào yêu nước và phong trào công nhân Việt Nam chuyển hóa thành một tất yếu và đưa tới một sự kiện trọng đại: ngày 03-02-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đảng đã tuyên bố trong Chính cương đầu tiên của mình: “Chủ trương tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

Chín mươi ba năm qua là giai đoạn đặc biệt của Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, là thời gian mà đất nước phải chấp nhận và vượt qua những thách thức to lớn, có lúc hiểm nghèo. Nhưng mỗi lần vượt qua thử thách là mỗi lần dân tộc Việt Nam tự vươn lên tạo dựng những mốc son lịch sử, đánh dấu những thắng lợi vẻ vang. Đó là thắng lợi của việc lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân đầu tiên còn hết sức non trẻ. Trong hoàn cảnh nền kinh tế - tài chính quốc gia kiệt quệ, giặc đói, giặc dốt hoành hành, lại thêm thù trong, giặc ngoài quấy đảo, nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, “con thuyền” cách mạng Việt Nam đã vượt qua ghềnh thác, lướt sóng đi lên. Đó là chiến thắng lẫy lừng của hai cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, gian khổ, chiến đấu chống những thế lực thực dân, đế quốc hung bạo, làm nên một “Điện Biên chấn động địa cầu”; “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chiến thắng các cuộc chiến tranh biên giới, đưa dân tộc ta vững bước trong kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Đó là thành tựu vô cùng to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” vững chắc, đủ sức bảo vệ độc lập dân tộc, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Trong điều kiện vô cùng khó khăn do sự bao vây cấm vận của chủ nghĩa đế quốc và sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu vào những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta không những đứng vững mà còn phát triển, chính trị - xã hội ổn định, nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và tiến bước vững chắc, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử. Thành quả của sự nghiệp đổi mới đã tạo ra thế và lực mới, một cơ đồ vững vàng và tươi sáng cho đất nước ta. Quan hệ quốc tế của nước ta ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, nhất là quan hệ với các nước láng giềng và trong khu vực, các nước lớn và các trung tâm lớn của thế giới, bạn bè truyền thống và đối tác quan trọng. Với việc tham gia tích cực và có trách nhiệm từ các diễn đàn, tổ chức khu vực và quốc tế, là thành viên tích cực của các tổ chức và thể chế quốc tế, đảm đương tốt vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, đóng góp đáng kể vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN,... vị thế của nước ta trên thế giới ngày càng tăng, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam chín mươi năm qua là minh chứng hùng hồn về sức mạnh kỳ diệu của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó càng khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là một tất yếu khách quan, nhân tố hàng đầu quyết định mọi thành công của cách mạng. Đảng ta là cội nguồn của sức mạnh dân tộc. Đảng kết hợp đúng đắn chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa yêu nước, truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa của nhân loại, biết quý trọng và phát huy sức mạnh toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đưa đất nước vươn lên.

Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam có nhiều thời kỳ phát triển rực rỡ, nhưng chưa bao giờ cơ đồ của đất nước, vị thế của dân tộc lại được khẳng định như bây giờ. Cội nguồn của sự kỳ diệu đó chính là tinh thần làm chủ và ý thức quật cường của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng - đội tiên phong trí tuệ đầy bản lĩnh của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam. Chín mươi ba năm có Đảng là chặng đường vinh quang đầy ắp niềm tin yêu của “tình Dân, nghĩa Đảng”. Toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nước ta do Đảng khởi xướng luôn có Nhân dân tham gia, Nhân dân đồng tình hưởng ứng, trở thành xung lực của cách mạng, thể hiện phẩm chất nhân văn, trí tuệ của Đảng và sự cao quý vô cùng của lòng dân. Lý tưởng cao đẹp và mục tiêu phấn đấu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” chính là hạnh phúc muôn đời của dân tộc ta, Nhân dân ta. Vậy nên cả dân tộc ta, Nhân dân cả nước ta gọi Đảng Cộng sản Việt Nam bằng sự trìu mến, thân thương nhất: Đảng ta.

          Kính thưa toàn thể nhân dân !

   Kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta vô cùng tự hào vì đất nước ta có một Đảng Cộng sản kiên cường, trung thành vô hạn với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với lợi ích của giai cấp công nhân và của toàn dân tộc. Biết ơn Đảng, Bác Hồ, Đảng bộ và nhân dân xã Hải Nhân nguyện đoàn kết một lòng, biến quyết tâm thành hành động cách mạng, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, thi đua lao động sản xuất xây dựng quê hương Hải Nhân phát triển bền vững, phấn đấu xây dựng thành công xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2023,  góp phần cùng cả nước từng bước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

 

Trong thời gian tới,  Hội Nông dân đã đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện như:

Thứ nhất là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng NTM nâng cao, nhiệm vụ của Hội Nông dân các cấp hội, cán bộ, hội viên, nông dân: Bám sát quan điểm, mục tiêu, những nội dung trọng tâm, giải pháp, chính sách trong xây, nông thôn mới nâng cao để tuyên truyền tới cán bộ, hội viên, nông dân. Chú trọng tuyên truyền vai trò của Hội Nông dân, vai trò chủ thể của nông dân và cộng đồng tham gia xây dựng nông thôn mới theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”, nhằm phát huy, khai thác nguồn lực, sức mạnh trong dân xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, đi vào chiều sâu, toàn diện, đem lại lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn tới từng thôn, hộ gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân sinh sống ở nông thôn. Đổi mới hình thức tuyên truyền theo hướng thiết thực; gắn tuyên truyền miệng với xây dựng các mô hình, tổ chức cán bộ, hội viên, nông dân tham quan, học tập.

Thứ hai là, đổi mới, nâng cao chất lượng Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, tạo sức lan tỏa lớn gắn với thực hiện phong trào “cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới": Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức phong trào trong điều kiện mới, làm chuyển biến nhận thức, thay đổi tư duy kinh tế của hội viên nông dân, từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn, liên kết, hợp tác; từ sản xuất truyền thống, kinh nghiệm sang ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao; từ coi trọng năng suất, sản lượng sang chất lượng, giá trị gia tăng và an toàn thực phẩm; sản xuất phải gắn với thị trường; thôi thúc ý chí không cam chịu đói nghèo, quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng.

Thứ ba là, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nông dân: Tuyên truyền để nông dân có trách nhiệm tham gia Đề án, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng, hiến đất, ủng hộ, đóng góp ngày công, tiền của nhất là xây dựng giao thông nông thôn, giám sát việc xây dựng và bảo vệ, duy tu, nâng cấp kết cấu hạ tầng do nông dân đóng góp xây dựng. Vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển nông nghiệp, các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị nông sản thực phẩm. Gắn xây dựng mô hình kinh tế tập thể với xây dựng chi Hội. Làm tốt công tác tham mưu, phối hợp các ngành chức năng, các doanh nghiệp, các nhà khoa học hỗ trợ nông dân về vốn; kiến thức tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn; cung ứng vật tư, thiết bị nông nghiệp theo hình thức chậm trả; quảng bá và tiêu thụ sản phẩm; tư vấn, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý; hỗ trợ nông dân khởi nghiệp, tăng cường đào tạo nghề cho nông dân.

Thứ tư là, đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa, tham gia bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan nông thôn; tham gia xây dựng hệ thống chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh: Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, vận động nông dân xây dựng gia đình văn hóa; tham gia xây dựng thôn văn hóa,... Phối hợp các ngành tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao tạo sân chơi bổ ích, thu hút đông đảo nông dân tham gia, giao lưu rộng rãi giữa các vùng, miền, dân tộc góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, truyền thống đoàn kết của dân tộc. Đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ, hội viên, nông dân về bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức các hoạt động cụ thể, xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại. Tham gia xây dựng hệ thống chính trị, trước tiên xây dựng tổ chức Hội Nông dân trong sạch vững mạnh, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, tổ chức các hoạt động góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh.

Thứ năm là, tích cực, chủ động đề xuất chính sách, tham gia giám sát và phản biện việc thực hiện các chính sách xây dựng nông thôn mới: Chỉ đạo các cấp Hội kịp thời nắm bắt các vấn đề thực tiễn đặt ra trong xây dựng nông thôn mới, đề xuất chính sách, giải pháp phù hợp, nhất là các nội dung liên quan đến nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Tuyên truyền các chính sách, chủ động giám sát việc thực hiện các chính sách xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Các cấp Hội tham gia có trách nhiệm về chủ trương, quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Để giúp hội viên nông dân làm giàu và giảm nghèo bền vững, các cấp hội nông dân trong tỉnh tiếp tục không ngừng đổi mới, sáng tạo phát động và triển khai tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, thu hút đông đảo hội viên tham gia. Từ những thành quả bước đầu của giai đoạn 2021-2025, các cấp Hội nông dân đã nổ lực cùng chính quyền các địa phương tổ chức thực hiện tốt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung./.

 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TT HC